Trẻ em sau khi khỏi cúm A bị tái nhiễm không?

18 Tháng Bảy, 2024 quantri 143 Lượt xem

Cúm là một bệnh truyền nhiễm tấn công hệ hô hấp của bạn. Virus cúm lây nhiễm sang người có thể được phân thành ba nhóm chính: A, B và C. Nhiễm cúm A khá nghiêm trọng và dễ dàng gây ra dịch bệnh lan rộng. Trong một số trường hợp nhẹ, bệnh cúm có thể tự khỏi mà không có triệu chứng đáng kể. Tuy nhiên, liệu cúm A bị tái nhiễm không và tình trạng này có gây nên các biến chứng nguy hiểm cho trẻ hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

trẻ sau khi khỏi cúm A bị tái nhiễm

Triệu chứng của cúm

Mức độ ảnh hưởng của bệnh cúm có thể từ nhẹ đến nặng và đôi khi  dẫn đến tử vong. Các triệu chứng cúm thường xuất hiện đột ngột bao gồm:

  • Sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh.
  • Ho và đau họng.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Đau nhức bắp hoặc cơ thể.
  • Đau đầu, mệt mỏi.
  • Nôn mửa, tiêu chảy.

Trẻ em sau khi khỏi cúm A bị tái nhiễm không?

Tình trạng sau khi bị cúm A

Trẻ sau khi bị cúm A, hệ thống miễn dịch và thể trạng đang rất yếu. Lúc này trẻ cần được bổ sung vitamin giúp tăng sức đề kháng để tránh những điều kiện bất lợi gây ra các bệnh đường hô hấp liên quan.

Nhức mỏi cơ là tình trạng chung ở những người bị hậu cúm A, có thể luôn trong trạng thái mệt mỏi không muốn vận động. Tuy nhiên tình trạng này chỉ diễn ra trong vài ngày và cơ thể sẽ hồi phục dần khỏe mạnh hơn.

Cúm A bị tái nhiễm không?

Câu trả lời là có. Cúm A bị tái nhiễm bất kể lúc nào. Nếu sức đề kháng của trẻ yếu trong khi nguồn gây cúm A có sẵn xung quanh trẻ thì việc trẻ bị tái nhiễm cúm A là điều rất dễ xảy ra.

Khi trẻ bị tái nhiễm, biểu hiện bệnh có thể giống hoặc nặng hơn so với tình trạng trước đó. Đặc biệt có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm của cúm.

Biến chứng của cúm

Hầu hết người bị cúm A sẽ hồi phục sau vài ngày, tuy nhiên một số người do sức đề kháng yếu kết hợp với bệnh có sẵn có thể gặp các biến chứng do cúm.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Một số biến chứng  nghiêm trọng do cúm gây ra bao gồm:

  • Nhiễm trùng xoang và tai.
  • Viêm phổi.
  • Viêm cơ tim, viêm não hoặc suy đa tạng.
  • Các phản ứng viêm cực độ gây nên nhiễm trùng huyết.
  • Người có tiền sử hen suyễn khi bị cúm sẽ khiến tình trạng này càng trở nên nặng hơn.

Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh cúm, ngay cả những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, những người có tiền sử bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc các biến chứng và những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến cúm. Bao gồm những người từ 65 tuổi trở lên, những người ở mắc một số bệnh mãn tính (như hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim), phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt là những trẻ dưới 2 tuổi.

Trẻ mắc cúm A bị tái nhiễm có thể gặp các dấu hiệu nguy hiểm như:

  • Thở nhanh hoặc khó thở.
  • Môi hoặc mặt xanh xao.
  • Xương sườn co rút theo mỗi hơi thở. 
  • Đau ngực. 
  • Mỏi cơ khiến trẻ không tự đi được.
  • Tình trạng mất nước như không đi tiểu trong 8 giờ.
  • Trẻ thờ thẫn không tỉnh táo.
  • Co giật sốt trên 39 độ C. 

Nếu có bất kỳ các dấu hiệu nêu trên bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

Phòng tránh bệnh hô hấp

Cúm A là một bệnh do virut truyền nhiễm và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên những điều kiện bất lợi có thể khiến cúm A bị tái nhiễm và gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Đối với trẻ em, tình trạng này cần được kiểm soát ngay từ lần bị cúm đầu tiên, vì sau khi khỏi cúm trẻ vẫn đang rất mệt mỏi và có sức đề kháng yếu. Vậy nên, khi trẻ bị cúm bạn không nên chủ quan mà cần quan sát để nắm bắt được bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khiến con thấy khó chịu, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Xem thêm: Bí quyết chăm sóc bé hậu cúm A để không tái phát.