Phương pháp giáo dục Steiner

Phương pháp giáo dục Steiner: Hãy để con sáng tạo

9 Tháng Tư, 2021 Admin2 2380 Lượt xem

Phương pháp giáo dục Steiner được ứng dụng nhiều trên thế giới nhưng còn khá mới tại Việt Nam. Ưu điểm của phương pháp này là những hoạt động học tập không còn khô khan, gò bó mà tập trung vào sự trải nghiệm thực tế hay những trò chơi tưởng tượng đặc sắc. Không nhồi kiến thức, không đánh giá các bé theo khuôn mẫu xã hội và nuôi dưỡng trí tưởng tượng tuyệt vời của trẻ là đặc trưng cốt lõi của Steiner.

Phương pháp giáo dục Steiner là gì?

Phương pháp giáo dục Steiner

Phương pháp giáo dục Steiner chú trọng đến cảm xúc của trẻ

Chương trình giáo dục Steiner tập trung phát triển kỹ năng xã hội và giá trị tinh thần của trẻ nhỏ. Đây là sự kết hợp giữa nghệ thuật và kiến thức song song với thực hành. Phương pháp giáo dục này bắt đầu vào năm 1919 và được biết đến nhiều hơn trong vài năm trở lại đây.

Phương pháp giáo dục Steiner được phát huy theo triết lý của nhà triết học Steiner. Ông tin rằng trẻ em sẽ được học một cách tốt nhất khi chúng ta giúp chúng khơi gợi trí tưởng tượng. Ông còn cho rằng giáo dục nhất định phải dựa trên khía cạnh cảm xúc, hành vi và nhận thức tinh thần của mỗi đứa trẻ.

Nội dung phương pháp giáo dục Steiner

Nội dung phương pháp giáo dục Steiner tập trung vào 3 yếu tố của con người là suy nghĩ, cảm xúc và ý chí. Để có một môi trường giáo dục Steiner đúng nghĩa cần đảm bảo những tiêu chí cần có sau:

Trẻ chơi hoàn toàn

Theo chia sẻ của nhà triết học Steiner, trẻ nên dùng 7 năm đầu đời để thích nghi và phát triển cảm xúc, thể chất của cơ thể. Ngoài ra, trẻ cần rất nhiều thời gian để khai phá khả năng tiềm ẩn của bản thân và tìm hiểu thế giới cung quanh trong giai đoạn này. Vì vậy, sức khỏe và thể chất của trẻ trong những năm đầu đời chỉ nên sử dụng cho những công việc kể trên thay vì vùi đầu vào học tập.

Phương pháp giáo dục Steiner

Trẻ được chơi tự do theo ý thích

Não bộ của trẻ em trong giai đoạn 7 năm đầu đời cần được bảo vệ để phát triển một cách hoàn chỉnh nhất. Điều này sẽ giúp chúng thực hiện được chức năng của mình toàn diện nhất trong cuộc sống sau này.

Phương pháp giáo dục Steiner sẽ chỉ tập trung vào hoạt động phát triển trí tưởng tượng, vui chơi theo cách con muốn và tiếp thu những tri thức dồi dào từ bên ngoài. Việc học chữ không được đề cập trong phương pháp này trong giai đoạn trẻ dưới 7 tuổi.

Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục sớm Steiner khuyến cáo phụ huynh không được phép cho trẻ sử dụng các thiết bị số như điện thoại thông minh, tivi trong giai đoạn 7 năm đầu đời. Những thiết bị này sẽ không có lợi cho sự phát triển về não bộ và thể chất của trẻ.

Nhiều hoạt động lặp lại

Hoạt động trong các trường mầm non áp dụng phương pháp giáo dục này thường có nhiều hoạt động được lặp đi lặp lại mỗi ngày như các môn nghệ thuật hay chơi tự do với nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Việc lặp lại các hành động hàng ngày giúp trẻ có thể dự đoán được điều sắp xảy ra.

Một điểm đặc biệt của phương pháp này là rất coi trọng các hoạt động ngoài trời. Mục đích của những hoạt động này là tăng trải nghiệm của trẻ với thiên nhiên và giúp trẻ có thêm nhiều trải nghiệm thú vị.

Đồ chơi khuyến khích sáng tạo

Phương pháp giáo dục Steiner

Lớp học không có nhiều đồ chơi

Thay vì những học cụ thiết kế sẵn như Montessori, đồ chơi Steiner khá đơn giản và thô sơ với mục tiêu giúp bé phát huy tối đa khả năng sáng tạo. Đồ chơi trong các trường theo học phương pháp Steiner thường không có những hình thù cụ thể và có chất liệu tự nhiên.

Đề cao sự chân thật và nhẹ nhàng

Theo Steiner, trong 7 năm đầu đời trẻ em sẽ trải qua trạng thái mơ màng, đặc biệt là 3 năm đầu đời. Mơ màng có nghĩa là trẻ chưa có ý thức về cái tôi của bản thân và suy nghĩ của riêng mình. Đôi khi trẻ chưa có ý thức về thế giới xung quanh.

Steiner khuyến khích phụ huynh bảo vệ trạng thái mơ màng của trẻ một cách tự nhiên nhất. Vì vậy, môi trường Steiner luôn cần tràn ngập sự chân thành, nhẹ nhàng từ âm thanh, màu sắc đến việc các cô giáo dạy học, di chuyển hay đối xử với trẻ. Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định nội dung của phương pháp giáo dục Steiner.

Tại sao nên chọn phương pháp giáo dục Steiner?

Nghiên cứu cho thấy, các ngôi trường sử dụng phương pháp giáo dục Steiner vào chương trình dạy học trẻ có xu hướng háo hức hơn khi đến trường nhờ học hỏi được nhiều điều bổ ích và có cái nhìn lạc quan hơn về tương lai.

Phương pháp giáo dục Steiner

Phương pháp giáo dục Steiner được nhiều trẻ em trên thế giới yêu thích

Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Nếu mẹ đang có ý định cho bé theo học những trường mầm non áp dụng phương pháp này cần cân nhắc một số điểm sau:

  • Phương pháp giáo dục Waldorf không dạy trẻ kiến thức trước khi vào tiểu học nên trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn khi lên lớp 1, đặc biệt trong môi trường giáo dục tại Việt Nam
  • Chưa có một tổ chức nào cấp bằng hay đào tạo cho giáo viên muốn dạy trẻ theo phương pháp này dẫn đến nhiều bất cập khi theo học

Tùy theo đặc điểm của trẻ và điều kiện của từng gia đình mà ba mẹ có thể lựa chọn cho con một phương pháp giáo dục phù hợp. Dù lựa chọn phương pháp nào gia đình cũng cần luôn ở bên và đồng hành cùng quá trình học tập và vui chơi trong những năm đầu đời của trẻ.

Bí quyết sử dụng phương pháp giáo dục Steiner đơn giản ngay tại nhà

Phương pháp giáo dục Steiner

Mẹ có thể ứng dụng phương pháp giáo dục Steiner ngay tại nhà

Phương pháp giáo dục trẻ theo Steiner dựa theo một số nguyên tắc chính. Dưới đây là 6 nguyên tắc vàng mẹ cần hiểu trước khi áp dụng cho con tại nhà:

  • Tuổi thơ của con không phải một cuộc đua: Mỗi đứa trẻ có ưu nhược điểm và phát triển theo một cách khác nhau. Phương pháp giáo dục Steiner dạy ba mẹ biết cách chú ý đến nhu cầu của con và dừng mong đợi con trở thành người mà bản thân con không muốn.
  • Kể chuyện cùng con: Mỗi câu chuyện là một món quà đối với trẻ nhỏ và kể chuyện chính là đặc tính nổi bật giúp chúng ta gần nhau hơn của phương phương pháp Steiner
  • Kết nối cùng thiên nhiên mỗi ngày: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em phát triển và học hỏi được nhiều điều qua các hoạt động thể chất gần gũi với thiên nhiên. Ra ngoài thiên nhiên là cách để chúng ta dạy bé chú ý đến thế giới xung quanh và nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ
  • Dạy trẻ chơi những đồ chơi tự nhiên mang tính gợi mở và sáng tạo: Đồ chơi càng ít và đơn giản thì càng khơi gợi tính sáng tạo ở trẻ. Bé sẽ phải sử dụng tính sáng tạo của mình để dùng đồ chơi đang có tạo những trải nghiệm cảm giác khác nhau
  • Thiết lập nhịp điệu sinh hoạt: Các trường học theo phương pháp giáo dục Steiner bắt đầu hoạt động bằng một dạng sinh hoạt chung như các bé đứng thành vòng tròn và cùng nhau hát, đọc thơ hoặc vận động qua các trò chơi.
  • Tự tạo không gian nghệ thuật: Nghệ thuật là điểm mạnh của phương pháp giáo dục Waldorf. Bố mẹ hãy tạo cho con các khoảnh khắc ngẫu hứng bé có thể chơi tự do và phát huy sáng tạo.

Cũng như các phương pháp giáo dục khác, Steiner có những ưu nhược điểm khác nhau. Hy vọng bài viết về “Phương pháp giáo dục Steiner: Hãy để con sáng tạo theo cách riêng” này sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn và cân nhắc chọn lựa cho con yêu một chương trình học phù hợp nhất.