Ba mẹ cần làm gì khi bé bị tưa lưỡi?

3 Tháng Sáu, 2023 quantri 260 Lượt xem

Bé bị tưa lưỡi là hiện tượng không hiếm gặp. Ba mẹ thường có các cách xử trí như sử dụng nước muối sinh lý, mật ong, lá hẹ, rau ngót,… Vậy những phương pháp này có thực sự hiệu quả và phù hợp? Liệu còn phương pháp nào nhanh gọn hơn không? Hãy cùng Chăm sóc bé tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Mật ong chứa vi khuẩn có thể gây độc cho thần kinh trẻ

Mật ong chứa vi khuẩn có thể gây độc cho thần kinh trẻ

Tưa lưỡi là gì? Nguyên nhân gây tưa lưỡi ở trẻ?

Tưa lưỡi là hiện tượng nấm lưỡi, do sức đề kháng còn yếu cộng với việc không được vệ sinh khoang miệng sạch sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi. Đặc biệt là trong khoảng thời gian nóng ẩm này.

Tưa lưỡi thường do một loại nấm mang tên Candida Albican gây ra. Môi trường ẩm ướt, ngọt như miệng trẻ là nơi vi khuẩn “ưa thích”. Nếu để tình trạng tưa lưỡi kéo dài có thể dẫn đến các bệnh viêm đường tiêu hóa và hô hấp, tiêu chảy…

Bé bị tưa lưỡi là tình trạng thường gặp nhưng không được coi thường

Bé bị tưa lưỡi là tình trạng thường gặp nhưng không được coi thường

Cách nhận biết bé bị tưa lưỡi chính xác

Bé bị tưa lưỡi sẽ có cảm giác khó chịu, đau đớn, bỏ ăn, quấy khóc (khi cho ăn hoặc ngay cả những lúc bình thường).

Giai đoạn đầu, biểu hiện bệnh thường khó phát hiện. Lúc này, các đốm nhỏ li ti mới bắt đầu hình thành rải rác trên lưỡi và khoang miệng trẻ. Ba mẹ dễ nhầm đây là sữa còn sót lại sau khi con ăn. Lúc này bệnh khá dễ chữa, ba mẹ chỉ cần vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và rửa lại miệng cho con bằng nước muối sinh lý là có thể ngăn chặn, chống tưa lưỡi lan rộng.

Tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời, biểu hiện bệnh sẽ nặng lên. Một vài dấu hiệu trong giai đoạn này có thể kể đến là:

  • Xuất hiện mảng trắng như cặn sữa, lâu ngày chuyển vàng, đóng thành bờ, không thể lau sạch.
  • Xuất hiện vết loét trong khoang miệng trẻ.
  • Miệng trẻ chảy nhiều dãi, có mùi hôi (khác mùi hôi sữa).
  • Có thể sốt cao > 38 độ C.

Nếu để bé bị tưa lưỡi đến giai đoạn này sẽ khó chữa dứt điểm và gây đau đớn nhiều cho bé. Vậy nên, ngay cả khi không phát hiện dấu hiệu mắc tưa lưỡi nhẹ, ba mẹ cũng nên vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày.

Cách xử trí khi phát hiện bé bị tưa lưỡi

Khi phát hiện bé bị tưa lưỡi, các mẹ tuyệt đối không cố gắng dùng thìa hay vật dụng khác để cạo bớt đi mảng bám. Việc làm này có thể gây chảy máu cho bé, nấm từ đó sẽ vào máu và lan rộng đến phổi, đường tiêu hóa dưới gây hậu quả khó lường.

Nên cho bé uống nhiều nước để nhanh sạch lưỡi.

Vệ sinh lưỡi, khoang miệng cho bé vào các thời điểm: sau khi ngủ dậy, trước khi đi ngủ, sau khi ăn, hay bất cứ khi nào thấy miệng bé bẩn, có mùi hôi.

Ba mẹ nên vệ sinh nhẹ nhàng, tránh làm vùng niêm mạc miệng bé bị tổn thương. Biện pháp thường dùng nhất là rửa và rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý.  Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, ba mẹ có thể rơ lưỡi cho bé bằng mật ong, rau ngót, lá hẹ,..

Tuy nhiên, các biện pháp này có thể tiềm ẩn nguy cơ. Rau không được làm sạch, rau chứa thuốc sâu sẽ gây hại cho sức khỏe bé. Mật ong chứa vi khuẩn sinh độc tố có thể gây độc cho hệ thần kinh của bé dưới 12 tháng tuổi. Vì vậy, không khuyên dùng các biện pháp này.

Rau xanh mướt nhưng có thể chứa nhiều loại hóa chất gây hại cho sức khỏe bé

Rau xanh mướt nhưng có thể chứa nhiều loại hóa chất gây hại cho sức khỏe bé

Để việc chăm sóc bé được lược bớt sự phức tạp, tiết kiệm thời gian cho ba mẹ, an toàn cho bé, nên dùng các loại gạc rơ lưỡi có sẵn dung dịch rơ lưỡi trên thị trường. Các dung dịch này chứa sẵn các loại dịch chiết, chất có lợi cho sức khỏe bé.

Trên thị trường hiện có rất nhiều các loại gạc nói trên, ba mẹ có thể tham khảo loại gạc uy tín của Công ty Dược khoa chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối tại đây. Ba mẹ cũng dễ tìm thấy loại gạc này tại các nhà thuốc qua hình thức mua offline.

Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi

Gạc rơ lưỡi Diệp An Nhi

Tình trạng tươi lưỡi có thể tự khỏi trong vòng 4-5 ngày mà chưa cần dùng thuốc. Nếu tình trạng bé bị tưa lưỡi kéo dài và diến biến nặng hơn, ba mẹ nên đưa con đi khám hoặc tìm sự trợ giúp từ bác sĩ, dược sĩ để được hỗ trợ kịp thời.