Cứu cánh cho trẻ bị cúm A sốt cao không hạ
Trẻ bị cúm A sốt cao không hạ là nỗi lo lắng của tất cả các bậc cha mẹ có con nhỏ. Mặc dù sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhưng nếu sốt quá cao có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Khi trẻ bị cúm, triệu chứng sốt có thể xảy ra và kéo dài khiến trẻ mệt mỏi do mất nước và cha mẹ càng thêm lo lắng về tình trạng của con. Vậy nên cha mẹ cần trang bị một số kiến thức về sốt cũng như các phương pháp giúp trẻ bị cúm A hạ sốt nhanh, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn.
Phương pháp cho trẻ bị cúm A sốt cao không hạ
Cách trị sốt ở trẻ đa phần giống với người lớn, tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý với các đối tượng như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới đây là các phương pháp giảm sốt cho trẻ cúm A sốt cao không hạ:
Uống đủ nước
Khi trẻ bị sốt kéo dài, lượng nước bị mất do hơi thở và thân nhiệt cao, vậy nên trẻ sẽ khát nhiều hơn. Lúc này việc bổ sung nước là vô cùng cần thiết, bạn nên cho trẻ uống nước thường xuyên kể cả khi trẻ chưa muốn uống. Đối với trẻ đang bú mẹ bạn nên chú ý đến cữ bú nhằm đảm bảo bé vẫn được bổ sung nước đầy đủ. Trong trường hợp không thể bổ sung nước qua đường uống hoặc bỏ bú dẫn tới trẻ mệt mỏi bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được trợ giúp.
Giúp trẻ cảm thấy thoải mái
Cơn sốt khiến trẻ mệt mỏi và chỉ muốn nằm một chỗ. Bạn nên dành thời gian nhiều cho con trong thời gian này bằng cách tương tác với trẻ, ví dụ như đọc truyện, thơ hay hát cho trẻ để trẻ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn. Ngoài ra, hãy thử một số trò chơi vận động nhẹ nhàng để giúp cơ thể trẻ linh hoạt hơn, điều này cũng hỗ trợ tăng tuần hoàn máu tốt, toát mồ hôi và giúp hạ sốt tốt hơn.
Lau người bằng nước ấm cho trẻ
Mặc dù đang bị ốm và trẻ rất ngại tắm, tuy nhiên thay vì ngâm mình bé trong nước để tắm như mọi khi, bạn nên lau người bé bằng nước ấm ở khu vực kín gió. Trẻ em luôn cần được thông thoáng lỗ chân lông bởi vì quá trình đào thải tế bào chết ở trẻ diễn ra nhiều hơn người lớn, vậy nên dù con ốm mẹ vẫn cần vệ sinh thường xuyên (trong trường hợp đã hạ sốt) để trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên bạn nên lưu ý chỉ lau kĩ cho trẻ những phần như trán, nách và bẹn để giúp con thoát nhiệt tốt hơn khi sốt cao.
Dùng thuốc
Sau khi dùng các biện pháp như trên mà trẻ bị cúm A sốt cao không hạ, lúc này bạn nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38 độ C, như vậy sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Một loại thuốc phù hợp cho trẻ ở hầu hết các lứa tuổi là Paracetamol. Tùy thuộc vào lứa tuổi và cân nặng của trẻ mà lựa chọn liều lượng sao cho phù hợp, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc hạ sốt nào.
Triệu chứng nghiêm trọng của trẻ bị cúm A sốt cao không hạ
Nhiệt độ cơ thể trung bình khoảng 37°C, nhiệt độ này có thể dao động trong ngày đặc biệt là khi trẻ hoạt động mạnh. Sốt nhẹ khi nhiệt độ cơ thể từ 38-39 độ C, sốt cao khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 39°C. Ngoài ra khi sốt, trẻ còn có thể gặp các biểu hiện như:
- Đổ mồ hôi, ớn lạnh.
- Nhức đầu.
- Đau cơ, mệt mỏi.
- Thờ ơ.
Trẻ bị cúm A sốt cao không hạ đôi khi có thể gây co giật, tình trạng co giật do sốt xảy ra phổ biến ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi. Các triệu chứng của sốt co giật bao gồm:
- Co giật.
- Mắt trợn tròn.
- Cứng ở tay hoặc chân.
- Co giật mất ý thức.
Sốt co giật có xu hướng kéo dài vài phút và một đứa trẻ đã từng co giật do sốt có nhiều khả năng sẽ bị lại cơn co giật trong tương lai.
Sốt là triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng và viêm. Khi trẻ bị cúm A sốt cao không hạ, cha mẹ nên bình tĩnh giải quyết vấn đề bằng các thực hiện các phương pháp điều trị như trên. Trường hợp muốn dùng thuốc cho con, cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng sử dụng phù hợp cho từng lứa tuổi và cân nặng của trẻ. Trường hợp trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm hoặc sốt cao kéo dài không khỏi mà không đáp ứng với thuốc. Bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Bí quyết chăm sóc bé hậu cúm A để không tái phát (chamsocmebe.net)