Chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà

13 Tháng Mười Một, 2023 quantri 267 Lượt xem

Có lẽ bạn đã từng nghĩ rằng tất cả những gì trẻ sơ sinh làm chỉ là ăn, đi vệ sinh, khóc và ngủ. Nghe có vẻ đơn giản nhưng có thể ban đầu nó sẽ không như vậy. Bạn sẽ cho trẻ ăn uống suốt ngày đêm, đối phó với tình trạng thiếu ngủ, thay tã và học cách dỗ dành đứa trẻ đang khóc. Vậy nên, việc tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà sẽ giúp bạn bớt choáng ngợp hơn chút. Dưới đây là những điều bạn cần biết để chăm sóc em bé mới chào đời của mình.

Chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà

Thói quen ăn của trẻ

Vì dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên trẻ cần ăn một lượng nhỏ thường xuyên. Trong khi một số trẻ có biểu hiện đói như khóc to, thì một số trẻ khác lại có tín hiệu như mút tay, chép môi hoặc rúc vào người.

Trẻ sơ sinh rất hay buồn ngủ, vì vậy bạn có thể đánh thức trẻ và động viên nhẹ nhàng để trẻ tỉnh táo trong khi ăn bằng cách trò chuyện với trẻ hoặc cùng trẻ chơi món đồ chơi yêu thích.

Trẻ sơ sinh ợ, nấc và nôn trớ

Một số trẻ cần được ợ thường xuyên, trong khi những trẻ khác tự ợ và cần rất ít sự trợ giúp từ mẹ. Nếu trẻ quấy khóc hoặc có vẻ khó chịu trong hoặc sau khi bú, đó là dấu hiệu trẻ muốn ợ hơi.

Bạn cũng có thể cho trẻ ợ hơi khi đổi vú, cứ sau khoảng 10 đến 15 phút bú hoặc khi trẻ ăn xong. Có một số tư thế ợ hơi mà bạn có thể thử, bao gồm: bế trẻ tựa đầu vào vai bạn, đặt trẻ ngồi thẳng lên đùi bạn một tay đỡ ngực và cằm, vỗ nhẹ nhàng để trẻ ợ hơi dễ hơn.

Giúp trẻ sơ sinh ợ hơi tốt

Bạn không nên hốt hoảng khi trẻ bị nấc cụt, đây là điều bình thường đối với trẻ sơ sinh và không gây khó chịu cho trẻ. Tương tự như vậy, việc nôn trớ trong và sau khi bú – dù chỉ với một lượng nhỏ hay gần như toàn bộ cữ bú là điều bình thường.

Trừ trường hợp nếu trẻ nôn trớ quá nhiều và khóc, đây có thể là dấu hiệu bị trào ngược.

Trẻ sơ sinh đi nhẹ và đi nặng

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ có ít nhất 5 chiếc tã ướt mỗi ngày, một em trẻ bú sữa công thức thậm chí có thể có nhiều hơn thế. Trẻ bú sữa mẹ có xu hướng ị nhiều hơn trẻ bú sữa công thức vì sữa công thức mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn. Bạn nên theo dõi lịch trình đi nặng và đi nhẹ của trẻ vì bác sĩ có thể hỏi về tần suất đi vệ sinh của trẻ trong những lần đưa trẻ đi khám.

Những lần đi đầu tiên – được gọi là phân su – thường xảy ra trong vòng một hoặc hai ngày đầu tiên sau khi sinh, thường là khi bạn vẫn còn ở bệnh viện. Những phân đầu tiên này có màu đen và có độ đặc gần giống như nhựa đường. Nhưng những lần tiếp theo sẽ không giống như phân người lớn.

  • Đối với trẻ bú sữa mẹ, phân trẻ sẽ có những màu xanh lục, nâu nhạt hoặc màu vàng xanh.
  • Phân của trẻ bú sữa công thức có xu hướng nhão hơn và nhiều màu sắc khác nhau.

Đặc biệt, hãy gọi cho bác sĩ nếu có chất nhầy màu trắng hoặc có vết, đốm đỏ trong phân của trẻ vì điều này có thể thấy trẻ có vấn đề. Độ đặc của phân bình thường cũng dao động từ rất mềm đến lỏng, với những trẻ bú sữa mẹ thì phân lỏng hơn, điều này có thể dễ bị nhầm lẫn với tiêu chảy.

Màu sắc phân của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh khóc

Khóc là điều vô cùng bình thường của mỗi đứa trẻ, tần suất cũng như mức độ khóc hoàn toàn có thể thay đổi và sẽ thay đổi theo thời gian.

Trong vài ngày đầu tiên, nhiều trẻ sơ sinh khá im lặng và buồn ngủ. Nhưng khi được hai tuần tuổi, một đứa trẻ sơ sinh thông thường sẽ khóc khoảng hai giờ mỗi ngày (khóc thường tăng cho đến khoảng 6 đến 8 tuần tuổi, sau đó bắt đầu giảm dần).

Nếu con bạn cảm thấy khó chịu, trẻ sẽ khóc nhiều hơn. Theo thời gian, bạn sẽ dễ dàng tìm ra lý do tại sao trẻ khóc, những lý do đó có thể là:

  • Tã bẩn.
  • Đói.
  • Mệt mỏi.
  • Không thoải mái

Ngoài ra, một số trẻ trở nên quấy khóc khi ở trong môi trường lạ lẫm. Tuy nhiên, sẽ có lúc con bạn khóc không rõ nguyên nhân và bạn cần tìm cách xoa dịu chúng, hãy đáp lại tiếng khóc của trẻ bằng sự quan tâm và tình cảm.

Mẹ nên hạn chế tình trạng con khóc mới cho bú, như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con

Sẽ có những lúc bạn không hiểu tại sao con bạn lại khó chịu và chúng không nguôi ngoai được cho dù bạn có làm gì đi nữa. Việc cảm thấy bất lực, thất vọng hoặc tức giận trong tình huống này là điều bình thường. Bạn không cần phải quá cô gắng, hãy nhờ người thân, bạn bè giúp đỡ để bạn có thể nghỉ ngơi.

Trẻ sơ sinh ngủ

Trẻ sơ sinh có thể ngủ 16 đến 18 tiếng mỗi ngày.

Trẻ sơ sinh có khả năng tuyệt vời để ngủ ở hầu hết mọi nơi – trên ghế ô tô, xe đẩy, nôi hoặc trong vòng tay của bạn. Bất kể trẻ ngủ khi nào và ở đâu, hãy luôn đặt trẻ nằm ngửa và cởi bỏ tất cả chăn bông cũng như đệm gối, mền và đồ chơi để giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Ngoài ra, đừng bao giờ để trẻ đang ngủ trên ghế hoặc giường mà không có người trông coi vì nguy cơ lăn hoặc ngã luôn hiện hữu, ngay cả khi trẻ chưa thể tự lăn. Nhiều em trẻ mới sinh thích được quấn tã, việc quấn tã sẽ mô phỏng môi trường mà trẻ đã quen và giữ cho phản xạ giật mình không đánh thức trẻ dậy.

Trẻ sơ sinh thở

Một thói quen khác của trẻ sơ sinh là thở định kỳ, trẻ có thể thở nhanh, tạm dừng trong vài giây rồi bắt đầu thở lại. Mặc dù là bình thường nhưng nó có thể khiến bạn lo lắng.

Tuy nhiên, các dấu hiệu sau đây là không bình thường và bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn:

  • Lỗ mũi phập phồng.
  • Co rút ngực (hút da phía trên xương đòn, giữa xương sườn hoặc bên dưới xương sườn).
  • Thở nhanh liên tục.
  • Thở khò khè từ ngực (chứ không phải mũi hoặc cổ họng)
  • Hơi thở nặng nề, ồn ào.
  • Tạm dừng hơn 10 đến 15 giây giữa các nhịp thở.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà

Tắm cho trẻ sơ sinh

Giữ cho trẻ sạch sẽ trong vài ngày đầu tiên là điều khá cơ bản. Trong khi cuống rốn của trẻ vẫn còn nguyên, hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ nhi khoa về việc tắm cho trẻ.

Bạn nên dùng khăn ấm hoặc hoặc khăn lau không mùi để lau nhẹ quanh nếp gấp cổ và các khu vực khác nơi sữa mẹ, sữa công thức có thể tích tụ. Nếu bạn nhận thất bất kỳ vết đỏ hoặc kích ứng nào do hăm tã hãy bôi kem chống hăm sau mỗi lần thay tã, điều này sẽ làm dịu vết hăm.

Quần áo sơ sinh

Thay vì những bộ trang phục dễ thương có thể mặc khi đi ra ngoài, thì bạn nên chọn những bộ quần áo mềm mại và thoải mái cho trẻ. Tùy vào điều kiện thời tiết mà bạn có thể lựa chọn quần áo dày hay mỏng, tuy nhiên cách tốt nhất là giữ phòng ở nhiệt độ không quá lạnh cũng như không quá nóng để đồ trẻ mặc là thoải mái nhất.

Nhiệt độ của trẻ sơ sinh cao hơn nhiệt độ người bình thường, vậy nên hãy kiểm tra trẻ và bỏ bớt quần áo nếu trẻ có biểu hiện khó chịu không thoải mái.

Tâm lý người mẹ

Điều này vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh đối với những người lần đầu làm mẹ.

Có lẽ bạn sẽ mất vài ngày đến cả tháng để cân bằng thói quen sinh hoạt cũng như giấc ngủ của bạn. Bởi vì cơ thể bạn đang phải đối mặt với sự dao động hormone và đang hồi phục sau sinh con.

Tất cả các bậc cha mẹ nên biết về các dấu hiệu trầm cảm sau sinh (PPD). Nếu bạn có các triệu chứng của PPD, hãy nói chuyện với bạn đời hoặc người thân để được hỗ trợ và cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Một cách nữa để chống lại những nỗi buồn chán trong suốt quá trình chăm sóc trẻ là dành những thời gian nhỏ để chăm sóc bản thân, làm những công việc nhẹ. Trong khi trẻ ngủ, hãy dành thời gian để chợp mắt, tắm rửa hoặc chỉ dành vài phút để thư giãn. Hãy làm bất cứ điều gì bạn có thể làm để sạc lại năng lượng để tiếp tục chăm sóc thiên thần bé nhỏ của bạn.

Xem thêm: Chăm sóc bé sơ sinh những điều cần biết và làm.