cham-soc-tre-4-thang-tuoi

Làm thế nào để chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi cho đúng?

1 Tháng Tư, 2021 Admin2 1310 Lượt xem

Thiên thần nhỏ ra đời là niềm hạnh phúc của cả gia đình. Trải qua 3 tháng đầu ở cữ, em bé đã thay đổi rất nhiều. Mẹ phải làm thế nào để chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi được chu đáo nhất?

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

4 tháng tuổi là giai đoạn đánh dấu sự phát triển nhanh chóng của bé. Ở thời điểm này, bố mẹ nên tìm hiểu trước những thông số phát triển, kỹ năng của con để giúp bé phát triển toàn diện.

cham-soc-tre-4-thang-tuoi

Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi như thế nào

Phát triển thể chất 

Ở mốc 4 tháng, trẻ có sự phát triển rõ rệt về thể chất. Bố mẹ có thể tham khảo các chỉ số thể chất của bé ở bảng sau:

Chỉ sốChiều dàiCân nặngVòng đầuVòng ngực Thóp
Khoảng Trung bìnhKhoảngTrung bìnhKhoảngTrung bìnhKhoảngTrung bình
Bé trai59,7-69,6 cm64,6 cm5,9 – 9,1 kg7,5 kg39,7 – 44,5 cm42,1 cm38,3 – 46,3cm42,3cmThóp trước chưa khép. 
Bé gái58,6-68,2 cm63,4 cm5,5 – 8,5 kg7kg38,8 – 43,6cm41,2cm37,3 – 44,9cm41,1cm

Khi chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi, bố mẹ sẽ thấy cơ thể bé cứng cáp hơn. Tay chân di chuyển linh hoạt. Các ngón tay cử động mạnh mẽ hơn, cầm nắm được đồ vật nhỏ. Đặc biệt cổ bé đã cứng hơn. Với những bé phát triển nhanh, thậm chí đã có thể tự giữ được cổ khi ngồi. 

Phát triển thính giác, thị giác mạnh mẽ

Bé 4 tháng đã nghe được tiếng gọi, và có phản ứng lại. Giai đoạn này con cũng dần phát triển ngôn ngữ. Trẻ biết bập bẹ, “hóng chuyện”. Về thị giác, lúc này bé có thể nhìn được khắp phòng, bắt đầu biết phân biệt màu sắc. 

Phát triển cảm xúc, giao tiếp

Em bé đã thể hiện cho bố mẹ biết mình buồn hoặc vui.. Thường bé sẽ hay cười và thích chơi với mọi người. Có thể con đã nhận ra được người thân và đồ vật ở khoảng cách nhất định.      

 Lưu ý 

Thông thường trẻ mọc răng từ khoảng 5 tháng tuổi. Nhưng ở một số trẻ nhanh, con đã bắt đầu mọc răng sớm. Điều này là hoàn toàn bình thường. 

Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi thế nào mới đúng

Mỗi gia đình có lối sống và cách chăm sóc trẻ khác nhau. Mỗi bé có một hành trình riêng. Nhưng về cơ bản, bố mẹ cần chuẩn bị cho con những nền tảng cơ bản tốt nhất để phát triển. 

Giúp bé có nền tảng sức khỏe tốt

  • Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi khi trẻ mọc răng/ chuẩn bị mọc răng

Nếu con bắt đầu mọc răng, cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi của bố mẹ cần bao gồm việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bé thường chảy nước miếng, đưa tay vào miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm nướu. Mẹ nên thường xuyên lau sạch miệng cho con. Hàng ngày, hãy làm sạch nướu cho con sau khi ăn hoặc bú mẹ. Ngoài sữa mẹ, cũng nên cho trẻ uống nhiều nước.

cham-soc-tre-4-thang-tuoi-moc-rang

Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi mọc răng

Nếu không may trẻ bị sốt cao, kèm thêm đau nhức, mẹ hãy tham khảo bác sĩ để dùng thuốc hạ sốt cho con. Ngoài ra, có thể làm dịu sự khó chịu của bé bằng cách cho cắn đồ gặm nướu, núm vú giả.v.v… Nên chọn sản phẩm chất lượng tốt, nguyên liệu an toàn cho con. Tuyệt đối tránh cho bé tiếp xúc những đồ vật nhỏ, dễ cho vào miệng gây hóc, ngạt thở.

  • Chăm sóc giấc ngủ cho bé

Trẻ 4 tháng tuổi bắt đầu có giấc ngủ đêm dài hơn. Bố mẹ hãy duy trì giấc ngủ đêm của con liên tục, từ 5 – 6 tiếng liên tục. Khi đói, bé sẽ tự thức dậy. Không nên đánh thức bé để cho ăn đêm. 

Hãy theo dõi thời gian, thói quen ngủ của bé. Nhờ đó bố mẹ sẽ có thể tác động dần dần để bé ngủ đúng giờ, ngủ ngon hơn. Giả sử bé giật mình dậy giữa đêm, bố mẹ hãy nhẹ nhàng ôm và dỗ bé sớm ngủ trở lại.

  • Tiêm phòng đầy đủ

Việc tiêm phòng những năm đầu đời trẻ cần đúng lịch. 4 tháng là giai đoạn tiêm nhắc lại các loại vắc xin ho gà, bạch hầu, bại liệt, uốn ván.v.v… Bố mẹ hãy theo dõi sát sức khỏe của con trước các mũi tiêm. Những biểu hiệu như cảm lạnh, sổ mũi, nôn ói.v.v… đều cần đề cập với bác sĩ trước khi tiêm.

tiem-phong-tre-so-sinh

Theo dõi lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

  • Ngăn ngừa hăm tã

Giai đoạn này bé hoạt động nhiều hơn, ngủ dài giấc hơn. Hăm tã có thể khiến con khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bố mẹ có thể thay tã thường xuyên cho bé, đặc biệt vào ban đêm. Khi quấn tã, hãy lưu ý để tã hơi lỏng, dùng loại thông khí tốt để tránh hăm. Những điều cần biết về hăm tã ở trẻ em rất dễ dàng cho bố mẹ tìm hiểu thêm. 

  • Không vội vàng tập ăn dặm

Trẻ dưới 6 tháng tuổi được bác sĩ khuyến cáo không nên cho ăn dặm. Mẹ có thể bổ sung thêm nước ép trái cây, thực phẩm trộn với sữa mẹ. Nếu sữa mẹ hoặc sữa công thức không đáp ứng đủ dinh dưỡng, bố mẹ có thể thử cho con ăn dặm. Biểu hiện trẻ chưa sẵn sàng ăn dặm là phản xạ dùng lực ở lưỡi đẩy thìa ra khỏi miệng.

Phát triển giác quan, ngôn ngữ

  • Tập cho bé vận động thô

Bố mẹ hãy khuyến khích bé vận động. Nhẹ nhàng vỗ nhẹ, cười khẽ, động viên bé thực hiện các hành động khác nhau. Có thể bé sẽ tự nằm chơi, lộn người qua lại, muốn tập đứng chẳng hạn. 

  • Nói chuyện, giao tiếp với con

Vì bé đã bắt đầu phản ứng với âm thanh bên ngoài, bố mẹ hãy chăm chỉ nói chuyện với con. Có thể là bắt chước âm thanh của trẻ để thu hút chú ý. Khi bé “nói chuyện”, hãy tỏ ra hào hứng, cười với con. Kể chuyện, nghe những bản nhạc nhẹ, chơi ú òa.v.v… là cách “giao tiếp” hữu hiệu với bé.

noi-chuyen-voi-tre

Nói chuyện với bé giúp bé phát triển ngôn ngữ và giác quan

  • Tạo môi trường xung quanh an toàn

Gia đình cần lưu ý môi trường xung quanh bé. Cách chăm em bé 4 tháng tuổi bao gồm cả tạo lập môi trường an toàn, vì bé đã bắt đầu khám phá. Hãy che đậy các ổ cắm, tránh dây điện gần nơi bé nằm. Tuyệt đối không để các vật nhỏ, các loại dao kéo, chất lỏng gần tầm với, vì con có thể cho vào miệng gặm. 

Các biểu hiện bất thường cần đến gặp bác sĩ trong khi chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi

Nếu bé không có những biểu hiện phát triển như trên, bố mẹ cần lưu tâm hơn và tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số biểu hiện bất thường có thể kể đến như:

  • Không nhìn theo đồ vật chuyển động
  • Không phản ứng, cười với người khác
  • Không phát ra âm thanh
  • Có vấn đề trong chuyển động mắt 
  • Không dồn lực xuống chân khi được đặt đứng thẳng

Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Giai đoạn này bé thay đổi cả về thể chất lẫn giác quan. Bố mẹ và gia đình nên tạo môi trường tốt nhất có thể cho con. Đồng thời, hãy lưu ý đến những biểu hiện bất thường của bé để kịp thời điều chỉnh. Hãy cùng con khỏe mạnh lớn lên nhé!