nguyên nhân trẻ thấp còi

Cha mẹ ngỡ ngàng khi biết nguyên nhân trẻ thấp còi

26 Tháng Mười, 2024 quantri 45 Lượt xem

Mỗi lần khám sức khỏe cho trẻ, từ trẻ sơ sinh đến tuổi thiếu niên, bác sĩ sẽ đo chiều cao của trẻ. Nguyên nhân trẻ thấp còi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng hoặc các bệnh lý khác. Bác sĩ sẽ theo dõi chiều cao của con nhằm tìm  được mục tiêu ước tính. Điều này được tính toán bằng công thức chuẩn hóa để các bác sĩ có thước đo khách quan nhằm xác định các vấn đề tiềm ẩn về tăng trưởng, gọi là tầm vóc thấp bé.

nguyên nhân trẻ thấp còi

Chẩn đoán trẻ thấp còi có ý nghĩa gì đối với trẻ?

Các bác sĩ sử dụng một công thức cụ thể để xác định liệu vấn đề tăng trưởng của trẻ có phải là vấn đề cần được xem xét kỹ hơn hay không? Đôi khi một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn là nguyên nhân chính, nếu vấn đề gốc rễ được xác định, việc điều trị có thể cải thiện sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân trẻ thấp còi là gì?

Nguyên nhân gây ra vóc dáng thấp bé rất khác nhau ở mỗi trẻ. Đôi khi là lý do di truyền, đôi khi đó là sự chậm trễ về thể chất, có nghĩa là tuổi xương và thời gian dậy thì của trẻ tụt hậu so với các bạn cùng trang lứa. Nói chung, có một số lý do làm chậm tốc độ tăng trưởng của trẻ bao gồm:

  • Di truyền học: Khi cha mẹ, ông bà của đứa trẻ thấp thì đứa trẻ cũng có thể thấp, đây được gọi là vóc dáng thấp bé của gia đình. Ngoài ra, một số hội chứng di truyền có thể dẫn đến tầm vóc thấp bé, bao gồm hội chứng Turner và hội chứng Noonan.
  • Bệnh mãn tính: Hormon tăng trưởng được sản xuất bởi tuyến yên, nằm ở giữa não. Do đó, các vấn đề bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến tuyến yên cũng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. Ví dụ, bức xạ lên não có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến yên, do đó ung thư ở trẻ em hoặc việc điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ. Các bệnh về đường tiêu hóa làm suy giảm dinh dưỡng, chẳng hạn như bệnh viêm ruột và bệnh celiac có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. Nhiều tình trạng khác cũng có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng, bao gồm suy giáp, bệnh tim, bệnh thận, bệnh miễn dịch và một số rối loạn nội tiết khác.
  • Thiếu hụt hormone tăng trưởng: Một số trẻ không sản xuất đủ hormon tăng trưởng, kể cả những trẻ sinh ra có tuyến yên  phát triển kém.
  • Suy dinh dưỡng: Cho dù nguyên nhân là do nguồn gốc cung cấp thực phẩm không đầy đủ, rối loạn ăn uống hay tình trạng hoặc phương pháp điều trị tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự thèm ăn thì việc thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến gây chậm tăng trưởng.
  • Căng thẳng tâm lý xã hội: Một số nguyên nhân trẻ thấp còi như bạo lực vì chiến tranh hay nạn đói, hay chỉ vì sống trong một môi trường gia đình không được nuôi dưỡng tốt, trẻ em có thể gặp phải căng thẳng tâm lý xã hội khiến trẻ không thể phát triển bình thường.

Điều trị trẻ thấp còi

Điều trị tâm vóc thường phụ thuộc vào nguyên nhân. Đối với tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, chúng ta nên cố gắng tập trung bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, nhất là trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi. Đây là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển toàn diện.

Trong một số trường hợp khác, trẻ được điều trị bằng hormon (gọi là hormon tăng trưởng) trực tiếp kích thích tăng trưởng. Điều này có thể được khuyến nghị nếu nguyên nhân là do hội chứng di truyền. Ngoài ra, nguyên nhân trẻ thấp còi là do thể chất chậm phát triển – nghĩa là trẻ nở muộn, bạn chỉ cần bổ sung cho trẻ ăn uống đầy đủ và luyện tập một số môn thể thao nhằm tăng trưởng chiều cao như bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền,…

Với điều kiện hiện nay, tình trạng trẻ thấp còi đã được cải thiện đáng kể và chiều cao trung bình của người Việt Nam cũng đã tăng 3,7 cm đối với nam và 1,4 cm đối với nữ so với 10 năm trước đây. Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên nhân trẻ thấp còi như trên cần được cải thiện. Nhiều nghiên cứu cho thấy, di truyền chỉ chiếm 20% trong việc phát triển chiều cao, trong khi dinh dưỡng, rèn luyện thể thao và môi trường chiếm tới 80% yếu tố giúp trẻ tăng trưởng. Vậy nên, người Việt Nam cần chú trọng đến sức khỏe, rèn luyện thể chất và giấc ngủ nhằm đạt được chiều cao tối ưu nhất.

Xem thêm: Triệu chứng bệnh còi xương ở trẻ.