Bôi dưỡng ẩm giúp giảm triệu chứng của tràm da bé

Cách trị chàm da cho bé

24 Tháng Mười Một, 2023 quantri 208 Lượt xem

Bệnh chàm là một tình trạng da phổ biến ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Bệnh chàm khiến da bé trở nên khô, sần sùi và ngứa ngáy. đây là một tình trạng mãn tính có thể đến và đi trong suốt cuộc đời của con bạn, tuy nhiên hiện nay đã có các phương pháp điều trị để giảm triệu chứng và giúp cho da của bé mau lành. Vậy bệnh diễn biến như thế nào và cách trị chàm da cho bé là gì, cùng chúng tôi tìm hiểu nào.

Chàm da ở trẻ sơ sinh

Chàm da ở bé là gì?

Bệnh chàm da là một tình trạng da phổ biến ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh này khiến các mảng da của bé bị ngứa, khô và mấp mô, điều này do hàng rào bảo vệ ở lớp ngoài cùng của da bé yếu. Nơi phổ biến nhất mà các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng đến bé là trên mặt.

Các triệu chứng của bệnh chàm da có thể kéo dài vài tuần mỗi khi bùng phát. Đây là tình trạng mãn tính, có thể đến và đi bất ngờ. Một số bé sẽ hết bệnh khi đến tuổi trưởng thành nhưng vẫn sẽ gặp các triệu chứng khô da hoặc bùng phát nhẹ trong suốt cuộc đời.

Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh chàm da ở bé

Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh chàm ở bé thường bắt đầu trong 6 tháng đầu tiên. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Da khô.
  • Da ngứa.
  • Phát ban.
  • Thay đổi màu da: đỏ hoặc sẫm hơn màu tự nhiên.

Bệnh chàm ở bé có thể ảnh hưởng đến da ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng tình trạng này phổ biến nhất ở:

  • Mặt.
  • Da đầu.
  • Bàn chân.
  • Tay và chân.

Nguyên nhân

Sự kết hợp các yếu tố di truyền và môi trường gây ra bệnh chàm da ở bé. Những yếu tố này bao gồm:

  • Chất gây kích ứng và dị ứng da: Một số thứ trong môi trường có thể gây khó chịu cho làn da của con bạn. Nếu con bạn bị dị ứng, các triệu chứng của bệnh chàm có thể bùng phát trên da. Các chất gây kích ứng và dị ứng môi trường phổ biến bao gồm vải, xà phòng và một số loại thực phẩm.
  • Phản ứng của hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch của bé bảo vệ, chống lại những tác nhân bên ngoài như vi khuẩn và vi rút có thể khiến con bạn bị bệnh. Nếu con bạn bị bệnh chàm, hệ thống miễn dịch có thể phản ứng thái quá và nhầm lẫn các tế bào da khỏe mạnh với các chất kích thích nhỏ trong môi trường như một kẻ xâm lược từ bên ngoài. Kết quả là hệ thống miễn dịch của bé sẽ tấn công các tế bào da của bé và có thể gây ra các triệu chứng của bệnh chàm.
  • Di truyền: Trong quá trình thụ thai, tế bào trứng và tinh trùng gặp nhau tạo hình hài cho cơ thể và mang gen di truyền từ bố và mẹ. Đôi khi, những đột biến gen xảy ra ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cơ thể. Những đột biến này có thể có đột biến về da và đặc biệt là tình trạng hàng rào bảo vệ làn da của bé bị thiếu hụt, hoạt động không như mong đợi dẫn tới tình trạng chàm da ở bé.

Tác nhân gây dị ứng da

Chẩn đoán và xét nghiệm 

Sự xuất hiện của vết phát ban trên da của bé sẽ giúp chẩn đoán bệnh chàm chính xác. Bên cạnh đó, trong quá trình khám sức khỏe, bé sẽ được thực hiện các xét nghiệm bổ sung để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như:

  • Xét nghiệm dị ứng.
  • Xét nghiệm máu.
  • Sinh thiết da.

Cách điều trị bệnh chàm da cho bé

Phương pháp điều trị bệnh chàm sẽ khác nhau đối với từng thể trạng bệnh của bé và dựa trên các nguyên nhân gây ra các triệu chứng bệnh bùng phát cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đó. Cách điều trị chàm cho bé có thể bao gồm:

  • Loại bỏ hoặc tránh các tác nhân gây bệnh: Tránh dùng xà phòng, nước thơm hoặc chất tẩy rửa có mùi thơm. Bác sĩ có thể kiểm tra da của bé để xác định xem nguyên nhân gây dị ứng là gì và nếu bạn có thể được xác định được nguyên nhân gây bệnh ở con mình thì việc tránh những tác nhân đó sẽ giúp da bé lành lại đồng thời ngăn ngừa các đợt bùng phát trong tương lai.
  • Sử dụng corticosteroid tại chỗ: Đây là loại thuốc mỡ có tác dụng mạnh được dùng theo đơn của bác sĩ mà bạn có thể thoa lên da bé như một loại kem dưỡng da. Corticosteroid giúp giảm ngứa và sưng. Đối với bệnh chàm nhẹ, bôi thuốc mỡ hydrocortisone 1% OTC hai lần một ngày trong thời gian không quá hai tuần. Đối với bệnh chàm từ trung bình đến nặng, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc mỡ steroid cường độ theo toa. Không nên bôi bất kỳ loại thuốc mỡ steroid nào lâu hơn hai tuần vì nó có thể dẫn đến sự đổi màu do làm mỏng da.
  • Thoa kem dưỡng ẩm cho da của bé: Giữ cho da bé luôn đủ ẩm có thể làm giảm các triệu chứng, làm dịu da, loại bỏ sự khó chịu và ngăn ngừa bùng phát. Hãy chọn những loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh và những sản phẩm không chứa hương liệu. Thời điểm tốt nhất để thoa kem dưỡng ẩm cho da bé là sau khi tắm và một vài lần trong ngày khi da bé có vẻ khô.
Bôi dưỡng ẩm giúp giảm triệu chứng của chàm da bé

Bôi dưỡng ẩm giúp giảm triệu chứng của chàm da bé

Vì một số yếu tố không rõ nguyên nhân có thể gây ra bệnh chàm ở bé nên không có cách nào khác ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng này. Bạn có thể giúp con bạn giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng bùng phát bằng cách:

  • Tránh các tác nhân kích thích, chất kích thích và chất gây dị ứng.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da bé hằng ngày.
  • Cho bé tắm bằng nước ấm, không nóng, kéo dài từ 5-10 phút.
  • Chọn kem dưỡng ẩm và thuốc mỡ không có mùi thơm, được thiết kế cho trẻ sơ sinh.

Xem thêm: Bí kíp giúp mẹ chăm sóc bé bị chàm