Bệnh viêm da tiết bã nhờn có lây nhiễm không?

25 Tháng Mười Hai, 2020 Chăm sóc bé 1254 Lượt xem

Viêm da tiết bã nhờn là gì?

Viêm da tiết bã nhờn là một tình trạng viêm da gây nhờn, trắng, bong tróc vảy trên các mảng đỏ. Nó có thể ngứa, nhưng nó thường không đau, trừ khi bị nhiễm trùng hoặc bị kích thích. Viêm da tiết bã nhờn thường ảnh hưởng đến da đầu. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến da trên các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như mặt (lông mày, mí mắt và trán), ngực và các nếp nhăn của cổ, cánh tay, chân và bẹn.

Viêm da tiết bã xảy ra ở trẻ sơ sinh thường được gọi là cứt trâu. Cứt trâu xuất hiện tại một số vị trí trên cơ thể bé như:

  • Vẩy đóng màu vàng trên trán và mặt
  • Vẩy đóng màu vàng ở sau tai
  • Vảy đóng màu vàng ở vùng quấn tã, nách và các nếp gấp khác trên da

Những Dấu hiệu & triệu chứng của Bệnh viêm da tiết bã nhờn là gì?

Trẻ sơ sinh 2 tuần đến 12 tháng tuổi có thể bị viêm da tiết bã. Trẻ sẽ có những những mảng vảy hơi đỏ hoặc có vảy màu vàng trên da đầu. Nó cũng có thể bắt đầu trên mặt hoặc vùng quấn tã và lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Khu vực viêm da tiết bã có biểu hiện:

  • Đỏ và ẩm ở các nếp nhăn và nếp gấp trên da (như cổ và sau tai)
  • Hơi vàng với các mảng hoặc vảy nhờn
  • Có vảy hoặc bong tróc

Trẻ bị viêm da tiết bã có thể sẽ ngứa ngáy khó chịu ở vùng bị bệnh và gãi. Tuy nhiên, căn bệnh này không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Mẹ cần giữ gìn vệ sinh cho bé, tránh bị nhiễm trùng sẽ gây ra biến chứng.

Bệnh viêm da tiết bã nhờn có lây nhiễm không?

Nguyên nhân chính xác của bệnh viêm da tiết bã chưa được thừa nhận. Bệnh có thể do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau. Viêm da tiết bã nhờn xảy ra khi một bộ phận nào đó của da có tuyến sản xuất dầu bị viêm. Nó có thể được gây ra bởi nhiễm trùng nấm men trên da tên là Malassezia, nhưng nó không phải là bệnh truyền nhiễm.

Loại nấm giống như nấm men này thường xuất hiện trên da. Đôi khi, nó nhân lên về khối lượng, dẫn đến sự phát triển của bệnh viêm da tiết bã.

Bệnh viêm da tiết bã nhờn có thể liên quan đến nội tiết tố, vì rối loạn thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, biến mất trong thời thơ ấu và sau đó xuất hiện lại sau tuổi dậy thì.

Viêm da tiết bã nhờn ở người lớn cũng có liên quan đến các rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, đột quỵ và động kinh

Như vậy, bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh không lây nhiễm.

Ai có nguy cơ bị viêm da tiết bã?

Đây là một tình trạng viêm da phổ biến do di truyền. Viêm da tiết bã thường xảy ra ở trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi và người lớn từ 30 đến 60 tuổi. Ở người lớn, nam giới mắc bệnh phổ biến hơn nữ giới. Nó có thể biến mất một cách tự nhiên và đột ngột xuất hiện trở lại, hoặc có thể kéo dài. Bệnh này có xu hướng tái xuất hiện.

Làm thế nào để chẩn đoán đúng bệnh viêm da tiết bã

Nếu bạn thấy các biểu hiện được nêu phần trên xuất hiện ở da đầu của bé thì hãy đưa bé tới gặp bác sĩ. Các bác sĩ da liễu sẽ nhìn vào vùng bị viêm, vị trí bị ảnh hưởng để chẩn đoán chính xác có phải bé bị viêm da tiết bã nhờn hay không.

Đa phần bệnh này sẽ tự hỏi mà không cần điều trị. Trừ những trường hợp bệnh kéo dài và trở nên trầm trọng hơn thì bác sĩ sẽ kê thuốc cho bé.

Bệnh viêm da tiết bã được điều trị như thế nào?

Việc điều trị phụ thuộc vào cơ địa và độ tuổi của người bệnh. Tuy nhiên bệnh thường có xu hướng tự khỏi.

Trong thời gian chờ đợi bệnh viêm da tiết bã của trẻ tự khỏi, bạn có thể làm mềm vùng bị vảy và loại bỏ chúng khỏi da đầu của bé bằng cách:

  • Sử dụng nước tắm gội thảo dược kháng khuẩn nhẹ nhàng, không cay mắt để gội đầu cho bé

Nhẹ nhàng dùng các ngón tay hoặc bàn chải đánh răng để loại bỏ vảy trên da đầu của bé. Nếu vảy bong ra khó khăn, bạn có thể sử dụng dầu khoáng để thoa vào vảy và chờ ngấm, sau đó lại dùng bàn chải để bỏ vảy rồi gội đầu cho trẻ như bình thường.

Việc sử dụng dầu gội thảo dược có chứa thành phần nano berberin sẽ giúp bé giảm được các tình trạng viêm da khác, ngăn ngừa nhiễm trùng và bảo vệ da bé mịn màng khỏe mạnh.

  • Mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, lau khô các nếp gấp ở da sau khi tắm.
  • Tránh thời tiết nóng ẩm hoặc lạnh, khô
  • Đối với tình trạng tăng tiết bã nhờn trên các bộ phận khác của cơ thể, bác sĩ có thể sẽ kê cho bé kem chống nấm hoặc steroid nhẹ và mẹ cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Một số điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm da tiết bã

Đôi khi viêm da tiết bã tại vùng quấn tã hoặc các nếp gấp da có thể bị nhiễm trùng. Nếu vùng ảnh hưởng bị nhiễm trùng hoặc có dấu hiệu tồi tệ hơn (đỏ, sưng, chảy nước), bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ để có những xử trí kịp thời, tránh những biến chứng khó lường.

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thường thuyên giảm khi trẻ được 12 tháng tuổi. Tăng tiết bã nhờn có thể trở lại vào tuổi dậy thì dưới dạng gàu .