14 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đã lỗi thời

20 Tháng Sáu, 2022 Chăm sóc bé 681 Lượt xem

Khi bạn biết mình sắp có em bé, trong suy nghĩ của bạn đã xuất hiện tất cả những gì tốt nhất bạn muốn dành cho con. Và bạn cũng nhận được rất nhiều lời khuyên từ những người xung quanh. Tuy nhiên, có những cách chăm sóc trẻ sơ sinh của thế hệ trước đã không còn đúng nữa và đã lỗi thời.

1. Trẻ sơ sinh phải được tắm hàng ngày

Trẻ sơ sinh không nhất định phải tắm hàng ngày bởi trẻ không có nhiều mồ hôi như chúng ta. Bạn có thể tắm cho trẻ một tuần 2-3 lần trừ khi trẻ ị đùn. Còn lại bạn có thể lau người cho trẻ bằng nước tắm thảo dược.

Nếu bạn vẫn muốn trẻ được thư giãn bằng việc tắm hàng ngày thì hãy nhớ sử dụng nước tắm thảo dược trẻ em dịu nhẹ, an toàn cho làn da trẻ và nhớ dưỡng ẩm ngay sau khi tắm.

Xem thêm: Cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà mẹ cần biết

2. Trẻ sơ sinh cần ngủ trong phòng tối và yên tĩnh

Thật ra số trẻ cần ngủ trong yên tĩnh không nhiều, đa phần trẻ có thể ngủ say dù xung quanh có tiếng ồn hay một chút ánh sáng. Ngoài ra, nếu trẻ đã quen với việc ngủ mọi lúc mọi nơi thì điều này cũng rất tốt, còn nếu trẻ không thích thì chúng sẽ khóc như một lời báo hiệu cần sự yên tĩnh.

3. Để trẻ đứng bật dậy sẽ bị chân vòng kiềng

Không có căn cứ nào chứng minh rằng trẻ sẽ bị chân vòng kiềng khi đứng bật lên với bạn. Trẻ sơ sinh đang học cách chịu trọng lượng lớn trên chân và trọng tâm. Vì vậy việc trẻ đang ngồi đứng bật lên vừa thú vị lại vừa kích thích sự phát triển của trẻ.

4. Nghe nhạc cổ điển sẽ nâng cao chỉ số IQ của bé

Âm nhạc khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên phong phú và thư giãn hơn sau những căng thẳng hàng ngày. Tuy nhiên, không có chứng minh khoa học nào phát hiện rằng trẻ sơ sinh nghe nhạc cổ điển hay bất kể loại nhạc nào có sự phát triển trí não vượt bậc.

5. Nếu bạn bế trẻ khi chúng khóc bạn sẽ làm hư trẻ

Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi không biết cách để tự xoa dịu bản thân mỗi khi cảm thấy khó chịu. Trẻ chỉ biết đòi bú khi đói và thích được quấn tã. Vậy nên việc bé chặt trẻ vào lòng khiến trẻ cảm thấy an tâm vì có bố mẹ bên cạnh và điều này không khiến trẻ hư hơn.

6. Trẻ sơ sinh cần được thay tã vào buổi đêm

Trừ khi trẻ ị vào tã thì bắt buộc bạn cần đánh thức trẻ vào ban đêm để thay tã. Còn nếu trẻ chỉ tiểu thì điều này không cần thiết. Nước tiểu là vô trùng và tã bỉm ngày nay có khả năng thấm hút rất tốt, bạn có thể tã ướt qua đêm và thay vào sáng hôm sau. Khi thay tã cho trẻ, bạn nhớ dùng nước tắm thảo dược pha với nước ấm để lau sạch khu vực quấn tã.

7. Không bao giờ thoa kem chống nắng cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

Cách tốt nhất để tránh các tia UV nguy hiểm là không cho bé ra ngoài trời khi nắng và luôn mặc áo dài tay. Tuy nhiên, nếu bất đắc dĩ trẻ phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, bạn vẫn có thể thoa kem chống nắng cho trẻ để phòng tránh nguy cơ ung thư da.

Chỉ thoa kem chống nắng những vùng da không thể che chắn và tốt nhất vẫn là tìm bóng râm cho trẻ.

8. Bình sữa và núm vú đều phải tiệt trùng

Thật ra bạn chỉ cần rửa sạch sẽ bình sữa và núm sữa với xà phòng khi mới lấy ra khỏi bao bì. Trẻ tiếp xúc với các loại vi trùng ngoài môi trường còn nhiều vi trùng vẫn còn trên bình sữa đã được cọ rửa kỹ lưỡng.

9.Cách an toàn nhất để đặt trẻ sơ sinh ngủ là nằm sấp

Trẻ an toàn nhất khi ngủ ở tư thế nằm ngửa. Trước đây bác sĩ lo rằng trẻ trớ khi ngủ sẽ dễ bị nghẹn nên cần nằm sấp và nghiêng, nhưng các nghiên cứu cuối cùng đã chứng minh tỷ lệ tử vong khi trẻ nằm sấp cao hơn.

10. Lên lịch cho trẻ bú một cách nghiêm ngặt

Mặc dù lên lịch cho trẻ bú có nhiều lợi ích nhưng để trẻ bú theo nhu cầu, đặc biệt là trong hai tháng đầu tiên sẽ tốt hơn. Sau hai tháng bạn sẽ nhận thấy cữ của bé sau 2 hoặc 3 giờ. Quan trọng là bạn phải nhận biết được dấu hiệu trẻ đói hoặc no.

11. Trẻ cần đi giày đế cứng để bảo vệ ngón chân và giữ cho bàn chân thẳng hàng

Trẻ mới biết đi sẽ sử dụng ngón chân để bám vào bề mặt sàn, vì vậy trẻ không cần phải đi giày. Nên chọn những đôi giày có độ ma sát lớn mỗi khi trẻ đi ra ngoài.

12.Trẻ sơ sinh cần đi ị ít nhất một lần mỗi ngày

Trẻ sơ sinh có thể đi ị ít nhất ba đến bốn ngày một lần và thường đi nhiều lần trong ngày. Điều đó có nghĩa là nếu 1,2 ngày trẻ không đi ị thì không có nghĩa là trẻ bị táo bón. Tuy nhiên, nếu trẻ đi khó và bị chảy máu thì bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ.

13. Chạm vào thóp của trẻ có thể làm tổn thương não

Thóp là điểm mềm ở phía trước đầu của trẻ là một lỗ hở bằng da trong hộp sọ. Giả sử thóp bị tổn thương thì não vẫn được bảo vệ khá tốt. Sau một tuổi, thóp trước thường đóng trong khi thóp mềm đằng sau đóng ngay sau khi trẻ 2-3 tháng tuổi.

14. Trẻ bị lạnh sẽ ốm

Không phải lúc nào trẻ bị lạnh cũng dẫn đến ốm mặc dù khả năng điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể của trẻ còn kém. Điều này tùy thuộc vào sức đề kháng của trẻ. Bổ sung các loại kháng chất cần thiết, đặc biệt cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng, trẻ sẽ có hệ miễn dịch vững chắc.

Ngày nay có nhiều cách chăm sóc trẻ khoa học hơn, quan trọng là bạn cần phải nắm rõ các kiến thức, cập nhật những kết luận khoa học mới nhất về trẻ sơ sinh và đừng ngại hỏi bác sĩ nhi khoa cũng như các chuyên da dinh dưỡng, chuyên da tâm lý để có thể nắm bắt được nhu cầu, sức khỏe của trẻ. Không có gì là mãi mãi, các cách chăm sóc trẻ cũng vậy, chúng có thể chỉ đúng trong một giai đoạn nhất định và sẽ sai khi có những phát hiện mới đúng hơn.

Dù bạn chăm sóc con bằng cách nào thì hãy để trẻ cảm nhận được tình yêu thương từ bố, mẹ qua những cái ôm ngọt ngào.